9. Có nên uống nước mưa không? Và vì sao?
Trong nước mưa chứa nhiều chất có hại, vì hơi
nước trong không khí gặp lạnh liền ngưng tụ thành hạt nước nhỏ và dần dần tích
tụ thành đám mây dày, đến khi luông
không khí bay lên không thể đẩy nó lên cao được nữa những hạt mưa này sẽ rơi xuống
và đây chính là nước mưa.
Khi mưa rơi xuống, xuyên qua vùng khí quyển vốn
có nhiều khí độc và bụi bẩn ( bởi xe cộ, nhà máy…) lẫn lộn vào trong không khí
cũng có các khí như sunfua dioxit, axit cacbon…và còn rất rất nhiều khí độc
khác nữa. Trong khi rơi xuống nước mưa đã xuyên qua các khí có hại và bụi thải
có trong không khí, những thứ này được hòa tan hoặc dính vào nước mưa khi rơi
xuống đất. Bởi vậy, nước mưa còn có tác dụng khác là làm sạch bầu khí quyển,
làm cho sau cơn mua ta thấy không khí thoáng mat, nhưng cũng vì vậy mà nước mưa
đã bị “dính chưởng” bởi các khí độc và hại
khác. Vậy, tuyệt đối không nên uống nước mưa nếu không phải là trường hợp quá éo le các bạn nhé. Nhưng nói đi thì cũng nói lại, nước mưa ở các vùng núi, thôn quê thường
sạch hơn so với nước mưa nơi thành thị. J
10. Vì sao sét có lợi cho loài người?
Sấm chớp
là hiện tượng thường gặp của thời tiết vào mùa hè. Những tia chớp chói lòa, những
tiếng sấm đùng đùng vừa khiếp sợ vừa tò mò.
Sét là
hiện tượng phóng điện được xãy ra trong các tầng mưa, giữa các đám mây với nhau
và giữa mây với mặt đất. Sấm chớp được sinh ra cùng một lúc nên gọi chung là
sét. Sét có thể làm cho các khí nitơ, oxy có trong không khí nảy sinh ra phản ứng
hóa học, vật chất mới được tạo ra sẽ kết hợp với mưa rơi xuống đất, rồi kết hợp
với các chất vô cơ trong đất hình thành nên một chất mới, đó là phân đạm mà thực
vật hấp thụ (1 năm nhờ sét sinh ra 100.000.000 tấn đạm), sét không chỉ sinh ra
chất đạm mà còn làm sạch không khí, hạn chết phát sinh côn trùng trong hoa màu.
Khoảng đầu
thế kỷ XVIII nhà khoa học Mỹ Franklin đã phát minh ra cột thu lôi.
11. Tại sao 2 chiếc tàu chạy song song có thể đâm vào
nhau?
Ta thử
làm 1 ví dụ, hai tay cầm 2 tờ giấy mỏng song song với nhau và ta thổi một luồng
hơi thở vào giữa 2 tờ giấy đó ta sẽ thấy
2 tờ giấy sẽ hút nhau. Đó là do vận tốc của luồng khí càng lớn thì cường độ áp
lự sinh ra càng nhỏ. Khi ta thổi khí vào giữa 2 tờ giấy, tốc độ của luồng khí
nhanh hơn nên áp lực sẽ nhỏ hơn. Lúc đó áp lực bên ngoài 2 tờ giấy lớn hơn nên
sẽ ép 2 tờ giấy lại với nhau, khi ta ngừng thổi 2 tờ giấy sẽ trở lại vị trí ban
đầu. Từ đó ta sẽ suy ra được tại sao 2 tàu thì không nên chay song song. (Thế 2
xe ôtô chạy song song với nhau thì sẽ thế nào nhỉ?)J
12. Tại sao có giếng nước ngọt giữa lòng đại dương?
Điều này
là do vào vài chục triệu năm về trước một số đáy biển hiện nay lúc ấy vẫn là đất
liền. Những ao hồ và dòng sông trên đất liền ấy tạo điều kiện rất tốt cho việc
hình thành những mạch nước ngầm. Về sau, trải qua những thay đổi của lớp vỏ
trái đất vùng đất liền trước kia bị biển cả bao trùm nhưng dòng nước ngầm dưới
lòng đất vẫn còn tồn tại, giống như việc chúng ta từng phát hiện những thành phố
cổ dưới đáy biển vậy.
13. Tại sao nước sông có mùi thơm và ngọt?
Tại vì
trong lòng đất hai bên bờ sông có một lượng đường kết tinh. Loại đường này là
thành phần cấu tạo chủ yếu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét