Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012


Giáo sư Sir William Matthew Flinders Petrie (3/6/1853 – 28/7/1942), thường được nhắc đến dưới tên Flinders Petrie, là một nhà Ai Cập học rất nổi tiếng người Anh, và là nhà tiên phong trong việc nghiên cứu Khảo cổ học một cách có phương pháp và có hệ thống. Ông là nhà Ai Cập học số 1 tại Anh quốc, và đã khai quật tại nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng nhất tại Ai Cập, như Naukratis, Tanis, Abydos và Amarna.

Bình luận của Ngài Flinders Petrie về kỹ thuật cơ khí siêu đẳng ở Ai Cập cổ đại
Các đoạn trích sau đây được lấy từ Chương VIII có tựa đề “Các phương pháp cơ khí”trong tác phẩm kinh điển “Các Kim tự thápvà Đền thờ ở Giza” của Petrie. Chúng liên quan tới một số phát hiện của ông tại Giza trong mùa đông những năm 1880 và 1881.
“Các phương pháp mà người Ai Cập đã thường xuyên sử dụng trong việc cắt gọt các loại đá cứng, lâu nay vẫn chưa xác định được. Nhiều người đã thử giải thích, nhưng một số lời giải thích là rất không thực tế. Người ta cũng không có các bằng chứng thực sự về các công cụ, hoặc cách thức sử dụng chúng,…”
“Phương pháp chế tác các loại đá cứng – chẳng hạn như đá granite, bazan, diorit, vv… – là nhờ các công cụ bằng đồng; chúng hẳn là đã được lắp với các mũi cắt, cứng hơn đá thạch anh nhiều mới cắt được nó. Chất liệu của các mũi cắt vẫn chưa xác định được, nhưng chỉ có 5 chất là có thể – đá beryl, đá topaz, chrysoberyl, corundum hoặc sapphire, và kim cương. Đặc điểm của công việc này làm người ta nghĩ chắc kim cương đã được dùng để cắt, và nhìn chung chỉ có sự quý hiếm của nó là không phù hợp với kết luận này mà thôi”.
“Nhiều quốc gia,… , có thói quen cắt vật liệu cứng bằng công cụ làm từ một chất mềm (như đồng, gỗ, sừng, vv…), với một loại bột cứng gắn lên nó; bột dính vào dụng cụ, và dụng cụ chà xát trên khối đá muốn cắt gọt, nhờ đó bào mòn nó. Nhiều người do đó rất dễ nghĩ rằng (như bản thân tôi lúc đầu) phương pháp này nhất thiết là đã phải được những người Ai Cập sử dụng; và rằng đó là đủ để sản xuất ra được tất cả các mẫu vật mà hiện nay đã thu thập được. Tuy nhiên, trường hợp này hoàn toàn không phải vậy, mặc dù phương pháp này hẳn là được sử dụng đối với đá thạch cao tuyết hoa và các loại đá mềm khác”.
“Chắc chắn người Ai Cập đã quen với một loại đá quý dùng để cắt, cứng hơn thạch anh nhiều. Và họ đã sử dụng thứ đá quý này như là một loại dao chạm sắc nhọn, là điều không thể nghi ngờ, bởi vì tôi đã tìm thấy những mảnh vỡ của những cái bát bằng đá diorite có chữ khắc của Triều đại thứ tư ở Giza; và những vết trầy xước trên đá hoa cương láng bóng của triều đại Ptolemy tại San. Các chữ tượng hình được chạm khắc bằng một mũi cắt rất cứng, chúng không phải do cạo hoặc mài ra, mà do cày qua đá diorit, với đường nét có bờ gồ ghề. Các đường nét chỉ rộng chưa tới 0,2mm (các chữ khắc dài khoảng 0,5cm), đó là bằng chứng cho thấy mũi cắt phải cứng hơn thạch anh rất nhiều, và bền chắc đủ để không bị vỡ ra khi tạo ra những gờ mép hoàn hảo như thế, có lẽ chỉ rộng có 0,13mm mà thôi. Những đường song song đã được khắc chỉ cách nhau có 0,8mm”.
“Do đó chúng ta không cần do dự khi cho rằng những dòng chữ khắc trong đá cứng bằng những mũi nhọn đá quý, đã là một nghệ thuật phổ biến thời kỳ ấy. Và khi chúng ta tìm thấy những rãnh sâu 0,3mm trên bề mặt của những vết cưa trong đá diorite, thì rất có thể chúng đã được tạo ra bởi các mũi nhọn bằng đá quý gắn cố định, chứ không phải do sự mài giũa ngẫu nhiên nhờ một loại bột mài nào đó. Và hơn nữa, ta thấy rằng những rãnh này gần như luôn luôn sâu đều đặn, và cách đều nhau. Rõ ràng người ta đã tạo ra chúng bằng những vết cắt liên tục của những răng cưa đá quý…”
“Các loại công cụ là những chiếc cưa thẳng, cưa tròn, khoan ống, và máy tiện”.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh  2)
Mẫu vật số 6 của Petrie: một thỏi đá diorit có những rãnh tròn đều đặn và cách đều nhau. Nó là minh chứng hiển nhiên của việc người thượng cổ đã sử dụng kỹ thuật khoan bao tâm, một kỹ thuật khó ngay cả đối với kỹ thuật cơ khí ngày nay.
“Các cưa thẳng có độ dày khác nhau, từ 0,8mm đến 5mm, tùy theo công việc, những cái lớn nhất dài tới 2,5m trở lên” “… mẫu vật số 6, một miếng đá diorit có những rãnh đều đặn và cách đều nhau, có dạng các cung tròn song song với nhau. Những đường rãnh này dường như đã được đánh bóng bằng cách mài giũa, nhưng vẫn còn có thể nhìn thấy được. Cách giải thích hợp lý duy nhất cho mẫu vật này, là nó được tạo ra bởi một lưỡi cưa tròn”.
“Những chiếc khoan ống này khác nhau về độ dày, có đường kính từ 0,6cm đến 13cm, và dày từ 0,8mm đến 5mm. Lỗ khoan nhỏ nhất được tìm thấy trong đá granite có đường kính 5cm”.
“Tại El Bersheh… có một mẫu vật còn lớn hơn, nơi mà một nền tảng đá vôi đã được tách ra, bằng cách cắt nó đi với những ống khoan có đường kính khoảng 46cm; các rãnh tròn đôi khi giao nhau, chứng tỏ rằng nó đã được thực hiện chỉ để loại bỏ tảng đá mà thôi”.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 3)Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 4)
Cái bình bằng đá cứng, tròn như một khối cầu ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo. Điều đó chứng tỏ nó cực kỳ cân đối, cho thấy cấp độ chính xác siêu việt của các hiện vật đá này. Vậy mà cái bát này lại có từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.
“… Máy tiện dường như là một công cụ thường thấy trong Triều đại thứ tư, giống như ở trong các xưởng máy hiện đại ngày nay. Người ta thường hay bắt gặp những cái bát và bình bằng đá diorite của Vương triều cũ, cho thấy kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời. Một mẫu vật đã được tìm thấy tại Giza, mẫu vật số 14, cho thấy phương pháp được sử dụng quả thật là máy tiện, chứ không phải là quá trình mài giũa nào cả. Bởi vì cái bát đã được cắt rời ra theo đúng tâm của nó, được xác định tâm mới một cách không hoàn toàn, và phần tiện cũ không hoàn toàn bị cắt rời ra, do đó tạo thành hai bề mặt có tâm tiện khác nhau, và 2 bề mặt gặp nhau tại một đỉnh nhọn. Biểu hiện như vậy không thể là do quá trình nghiền hoặc chà xát thủ công nào trên bề mặt cả. Một chi tiết ở mảnh vỡ số 15;… ở đây các đường cong của cái bát có hình cầu, và do đó ắt phải đã bị cắt bởi một công cụ, quét một vòng cung từ một tâm cố định trong khi cái bát được xoay vòng. Cái tâm này hoặc trục đứng của công cụ này là nằm đúng theo trục của máy tiện để tạo ra bề mặt chung của cái bát, ngay đến các cạnh của nó; nhưng bởi cần một gờ nhô, tâm của công cụ này đã được dịch chuyển, nhưng với cùng một bán kính vòng cung, và một nhát cắt mới đã tạo ra một gờ nhô trên cái bát. Đây chắc chắn không thể nào là kết quả của việc làm thủ công, không chỉ bởi dáng tròn chính xác của các đường cong và sự đều đặn của chúng, mà còn bởi đỉnh nhô được tạo ra nơi chúng giao nhau. Nó chắc chắn không phải là được mài tròn như kiểu làm thủ công, và đó là bằng chứng rõ ràng của phương pháp cơ khí cực kỳ cao cấp được áp dụng để tạo ra các đường cong ấy”.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 5)Một cái đĩa bằng đá cứng khác. Theo bạn sử dụng công cụ bằng đồng có thể nào tạo ra những vật dụng hàng ngày tinh vi đến mức này không? Tuy vậy, những người bí ẩn tại vùng đất mà nay là Ai Cập đã tạo ra chúng ít nhất là từ 6.000 năm trước đây!
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 6)
Cái đĩa bằng đá diệp thạch này được tìm thấy tại Saqqara, Ai Cập. Người ta chỉ có thể phỏng đoán mục đích của nó mà thôi. Nó có đường kính khoảng 30cm, và chỉ dày 1cm. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Cairo, và được gán nhãn là “cái đựng hương trầm”, mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Rõ ràng, đẽo gọt đá (hoặc đúc đá) đã là kỹ năng quen thuộc của họ. Nhìn chúng, không ai trong chúng ta không liên tưởng tới những bộ phận máy móc nào đó của thế giới hiện đại, nếu ta không biết chúng được chế tạo bằng chất liệu gì, ở đâu, và vào thời gian nào.
Các bằng chứng về những nền văn minh các chu kỳ trước có thể thuộc một trong hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Bằng chứng trực tiếp bao gồm những tàn tích có thể xác định được niên đại rõ ràng, cho thấy rõ là chúng thuộc về những thời kỳ hết sức cổ xưa, vượt quá xa khỏi tầm xích của thuyết tiến hóa. Những công trình xây dựng dưới đáy biển như Yonaguni Nhật Bản, Guanahacabibes Cuba, Cambay Ấn Độ, Bimini,… là những minh chứng hiển nhiên vẫn còn tồn tại tới ngày nay, bởi vì chính trạng thái đang chìm sâu dưới nước ấy có thể được sử dụng để xác định niên đại cho chúng.
Các bằng chứng gián tiếp là những hiện vật đòi hỏi công nghệ chế tác phải rất cao, không thuộc về bất kỳ nền văn minh đã biết nào.
Để khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh trước thời kỳ của người Ai Cập trên vùng đất đó, cần phải đưa ra và chứng minh được những hiện vật có hàm chứa kiến thức hoặc công nghệ cao hơn trình độ của bất kỳ nền văn minh nào mà chúng ta đã biết (thậm chí ngay cả chúng ta hiện nay).
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 1)
Một trong những ví dụ về trình độ khoa học rất cao siêu của nền văn minh tiền sử, đó là công nghệ chế tác đá của những chủng người bí ẩn cổ xưa trên vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập. Các công trình xây dựng cổ đại ở Sacsayhuaman, Peru, vv… dường như liên quan đến những công cụ phức tạp tinh vi chứ không chỉ là những cái đục bằng đồng hoặc các công cụ thô sơ khác. Nhưng bằng chứng cụ thể hơn cả có lẽ là nằm ở Ai Cập cổ đại.
Các bằng chứng này là hết sức giản dị và tự nhiên, và cũng hết sức rõ ràng. Các bạn chỉ cần quan sát các bằng chứng và tự mình đưa ra nhận xét. Những khối đá đó đã tự mình nói lên tất cả rồi.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 2)Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 3)
Hình ảnh bên trái là của một cái bình được làm từ đá cứng được tìm thấy ở Ai Cập có niên đại từ thời kỳ tiền vương triều, khoảng ít nhất là 6.000 năm trước. Nó bóng láng, tròn trịa và đối xứng hoàn hảo, đến mức có thể đứng thăng bằng trên một mặt đáy có hình dạng và kích thước của đỉnh trứng gà. Ngay cả nếu sử dụng công nghệ hiện đại như máy tiện của chúng ta ngày nay, để đạt tới trình độ chế tác đá cao siêu như vậy cũng vẫn cực kỳ khó. Đối với bình hoa bên phải, “người tiền sử” có thể cắt gọt mài giũa bề mặt bên trong với những góc cạnh tròn đều và đường cong hoàn hảo, trong khi đường kính cổ bình lại rất nhỏ hẹp. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không thể làm được như họ.

Quan sát các mẫu vật này, ai cũng sẽ đặt câu hỏi: làm sao họ có thể chế tác chúng? Đó rõ ràng là một công nghệ rất cao.
Vậy ở đây, công nghệ đó là gì? Có 3 khả năng: họ biết cách làm cho đá trở nên mềm hơn. Hoặc, họ biết làm ra đá nhân tạo. Hoặc, họ sở hữu máy công cụ cao cấp điều khiển tự động. Dù là trường hợp nào đi nữa, thì đối với khung nhìn của quan niệm hiện nay, đều là vô cùng kỳ lạ.
Hơn thế nữa, đó là một trong những công nghệ từng phổ biến khắp toàn cầu. Công nghệ đó giúp người thượng cổ có thể chế tác được những chiếc bình đá, đồng thời cũng giải thích tại sao những khối đá khổng lồ ở Sacsayhuaman, Ai Cập, Inca, Cuzco, Machu Pichu, đảo Easter, và rất nhiều nơi khác trong thế giới cổ xưa, có thể ghép nối một cách tuyệt vời như vậy, đến mức gần như hợp nhất với nhau.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 5)
“Đền Thung lũng”, Giza, Ai Cập – Có nhiều khối đá với đặc điểm như vậy tại đây.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 6)Luxor, Ai Cập
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 7)
Cuzco, Nam Mỹ.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 8)Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 9)
Inca, Nam Mỹ. Người Inca có lưu truyền một “huyền thoại” rằng họ là con cháu của một nền văn minh đã mất.
Chúng ta dễ dàng thấy rằng công nghệ chế tác đá của họ là tinh vi đến mức không tưởng, và hết sức tương đồng với nhau. Đó là những bằng chứng hiển nhiên, cho thấy các nền văn minh sớm nhất mà chúng ta đã biết hiện nay đều có một nguồn gốc chung. Nó cũng giải thích vì sao những nền văn minh sớm nhất như Lưỡng Hà, Ai Cập, cổ Trung Hoa,… đều xuất hiện đột ngột với trình độ phát triển rất cao ngay từ đầu. Kiến trúc Kim tự tháp ở khắp nơi trong thế giới thượng cổ như Ai Cập, Iran, Iraq, Maya, Teotihuacan, Trung Quốc, nhiều nước châu Âu, thậm chí dưới đáy biển ở Cuba và Nhật Bản,… thật ra đều là dạng kiến trúc phổ biến của 1 thế giới đã diệt vong. Những hậu duệ sống sót qua trận Đại Hồng Thủy đã xây dựng nên những nền văn minh mới kể trên, và nhờ những di sản kiến thức được thừa kế họ đã phát triển rất cao đột ngột ngay từ đầu. Những di sản vĩ đại của nền văn minh chu kỳ liền trước hầu hết đều được giữ bí mật trong số các nhân vật đặc quyền của các nền văn minh hậu duệ kể trên, gồm các pharaông, quốc vương, thầy tế, quốc sư, vv…. Tuy nhiên, một số thì vẫn được công khai, trong đó có kiến trúc Kim tự tháp, “Quyển sách của người chết”, Kinh Dịch, Tử Vi, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư,… Tất cả chúng đều là các di sản thừa kế của những nền khoa học đi theo các con đường khác. Đó cũng là lý do vì sao các học giả hiện nay không thể nghiên cứu chúng thấu đáo nổi, nhiều nhất cũng chỉ sử dụng được ở chừng mực rất hạn chế mà thôi.
Ở vùng đất Ai Cập có những bằng chứng về công nghệ chế tác đá rất phát triển từ thời đại trước khi nền văn minh Ai Cập xuất hiện.
Nhà Ai Cập học số 1 thế giới, Ngài Flinders Petrie, là người đầu tiên nói đến ý tưởng này. Sir Flinders Petrie cũng đã từng nói rằng các công cụ của các vương triều Ai Cập “không đủ để giải thích các hiện vật ở Ai Cập”. Gần đây nhà nghiên cứu Chris Dunn đã dẫn ra nhiều mẫu vật được chế tác bằng các máy móc cơ khí tại Giza vào thời thượng cổ, chứng minh những luận cứ của Sir Flinders Petrie là rất có cơ sở thực tế.
Chris Dunn đã kiểm tra lại những hiện vật bằng đá hỏa sinh từng được Petrie kiểm tra trước đây và kết luận rằng chúng “cho thấy gần như chắc chắn, rằng các thợ xây kim tự tháp đã sử dụng máy móc cơ khí”.
Các dấu vết xoắn ốc đều đặn và rõ ràng do công cụ gây ra trên các mẫu vật, cho thấy người thượng cổ ở miền đất Ai Cập chắc chắn đã phải sử dụng kim loại hay đá quý cứng hơn đồng rất nhiều chứ không thể chỉ dùng công cụ đồng và đá.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 1)
Hình ảnh này là cận cảnh những dấu vết do công cụ để lại trên một mẫu vật bằng đá granite. Sự rõ nét, độ dài và khoảng cách đều đặn của các dấu vết chỉ ra rằng:
1. Một mũi công cụ có độ cứng lớn hơn đá granite đã được sử dụng,
2. Với một áp lực không đổi.
Dưới đây là vài hình ảnh của các đồ tạo tác cổ xưa được tìm thấy tại vùng đất Ai Cập có dấu vết của nhiều phương pháp cơ khí khác nhau: kỹ thuật khoan bao tâm, cưa, và tiện. Điều đó chứng tỏ, có những chủng người bí ẩn ở miền đất Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ (khoan ống, cưa thẳng và cưa tròn, và “những chiếc máy quay tròn” – máy tiện) để chế tác đá.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 2)
Kỹ thuật khoan bao tâm. Đó là một kỹ thuật khó, tuy nhiên dường như đối với người thượng cổ điều đó không hề khó khăn.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 3)
Kỹ thuật cưa trong đá cứng. Những gờ sắc nét và song song chứng tỏ trình độ kỹ thuật rất cao, lưỡi dao đã được giữ hết sức ổn định, hoàn toàn không có hiện tượng bật nảy và cong vẹo nếu sử dụng lưỡi cưa đồng. Có vẻ việc cắt đá bazan này không hề chậm chạp và khó khăn, bởi vì nếu vậy người xưa không bao giờ tạo ra những nhát cắt thừa phí rất nhiều thời gian công sức như thế.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 4)
Kỹ thuật tiện, và kỹ thuật tổng hợp. Trừ chiếc bình bên trái làm bằng đá trầm tích thời vương triều thứ 2, tất cả các hiện vật khác đều được làm bằng đá cứng thời vương triều Ai Cập đầu tiên, ít nhất 5.000 năm trước. Chúng cho thấy kỹ năng chế tác đá siêu việt, ngay cả đối với kỹ thuật cơ khí hiện đại ngày nay của chúng ta.
Chúng ta có thể nói gì về những người xây dựng thượng cổ bí ẩn này?
• Họ có ống khoan – mũi khoan, cùng với máy móc để giữ cho chúng ổn định và áp dụng các mô-men quay.
• Họ có những lưỡi cưa có thể cắt được đá granite một cách dễ dàng và chính xác.
• Họ có khả năng chạm khắc được các loại đá cứng nhất.
• Họ cực giỏi trong việc xử lý đá granite tại chỗ – sau khi các khối xây đã được đặt vào vị trí trong một bức tường hay trên bề mặt của một kim tự tháp.
• Họ có khả năng cắt gọt, san phẳng và đánh bóng đá granite ở trình độ cực cao.
• Họ có máy tiện có thể lật xoay và đánh bóng đá granit, đá phiến, đá bazan, vv… (theo những cách nào đó mà chúng ta chưa thể làm nổi).
• Họ có các phương tiện để cắt khớp đá vôi cực kỳ chính xác với độ phẳng rất cao, trên những bề mặt rộng – tới 3,3 mét vuông trở lên, và dường như họ đã làm chủ được kỹ thuật này từ trước khi xây dựng lớp vỏ của các kim tự tháp Giza.
• Họ có kiến thức và công nghệ thích hợp để nhấc bổng, cơ động chính xác và đặt những khối xây bằng đá rất lớn vào đúng vị trí một cách hoàn hảo.
• Họ có các phương tiện và động lực để khai thác đá và di chuyển hàng triệu khối đá lớn.
• Họ có các kỹ năng quản lý và sự giàu có để tổ chức công trình rất lớn. Các dự án lớn này bao gồm tất cả các khía cạnh của công trình dân dụng, kiến trúc, khảo sát, kỹ thuật đo đạc, quản lý nhân sự đa cấp và nhiều mặt, cơ sở hạ tầng vật lý, quản lý vật liệu, vv…
Họ đã phát triển thành một xã hội có trình độ chính trị, tổ chức, kỹ thuật cùng với trình độ phát triển văn hóa cao đến như vậy bằng cách nào?
Một luận điểm khoa học chỉ đáng tin cậy nếu không có hiện vật thực tiễn nào mâu thuẫn với nó, nếu không luận điểm đó chắc chắn là sai. Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên, hiện nay các hiện vật thực tế mâu thuẫn hoàn toàn với lịch sử theo khung nhìn tiến hóa đã lên đến con số hàng trăm ngàn, vậy mà không ai đủ can đảm đứng ra nghiên cứu và viết lại lịch sử. Họ sợ hậu quả gì? Thứ gì đang đứng đằng sau và thao túng lịch sử loài người, và mục đích của nó là gì? Điều đó còn bí ẩn hơn chính những hiện vật kể trên, và thậm chí còn bí ẩn hơn cả những thành phố tiền sử mà hiện đang nằm dưới đáy đại dương
Bạn sẽ tìm thấy những vết cưa, trong đá bazalt, ở phía đông Kim tự tháp Lớn tại Giza. Chúng ta nên biết đá bazalt có độ cứng trên thang Moh là từ 4 tới 6, có nghĩa là tương đương đồng thau (có thể hơn). Do đó dùng đồng để cắt đá bazalt là không có hiệu quả. Vì thời đó không có sắt, do vậy các nhà khoa học đoán rằng những chiếc cưa hẳn đã được làm bằng đồng gắn lưỡi cưa kim cương. Nhưng thực tế là người ta chưa bao giờ tìm được bằng chứng nào của những chiếc cưa kiểu như vậy cả.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 1)
Khu phía đông của Kim tự tháp Lớn trên cao nguyên Giza nhìn từ trên cao. Vùng bôi màu vàng là nơi để bắt đầu tìm kiếm những dấu cưa trong đá.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 2)
Những dấu cưa trong đá bazalt ở khu phía đông của kim tự tháp Lớn. Nhìn cận cảnh.
Những tảng đá bazalt vỉa hè có độ dày bất thường, và đôi khi được mài tròn ở phía dưới cùng. Chúng được đặt trên đầu các khối đá vôi Tura tầng đá gốc bên dưới. Hình sau đây cho thấy các khối đá bazalt này đã được cắt sau khi được đặt vào đúng chỗ trên mặt đất.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 3)
Những gờ sắc nét và song song chứng tỏ trình độ kỹ thuật rất cao, lưỡi dao đã được giữ hết sức ổn định. Có vẻ việc cắt đá bazalt này không hề chậm chạp và khó khăn, bởi vì nếu vậy người xưa không bao giờ để lại những nhát cắt thừa phí rất nhiều thời gian công sức như thế. Những vết cắt thừa trông tương tự như vết cưa máy khi lỡ tay quệt phải. Những vết cắt như thế có thể thấy ở nhiều nơi. Nếu bạn tới đây và tìm thấy chỗ này, hãy nhìn xung quanh phía sau bạn về phía bắc – có nhiều vết cắt tương tự trong vòng 9m. Ở một chỗ bạn có thể tìm thấy những vết cắt song song thẳng đứng sát cạnh nhau.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 4) Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 5)
Ở một nơi khác gần đó, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vết cưa dài cắt qua khối đá cứng. Trong hầu hết các trường hợp, các dấu cưa rất thẳng và trơn láng, các mặt bên song song nhau hoàn hảo. Không hề có dấu vết của sự “nhảy” hoặc không ổn định thường thấy ở những vết cưa tay sử dụng lưỡi cưa dài, khi lưỡi cưa bắt đầu xâm nhập vào một vật liệu cứng.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 6)
Hộp đá granit trong Phòng vua, kim tự tháp Lớn tại Giza. Ảnh: Stephen S. Mehler, 2006. Chúng ta biết rằng chiếc “quan tài” (thực ra cả nó lẫn căn phòng cũng như cả kim tự tháp Lớn đều chưa từng chứa xác ướp nào cả) đã được cắt bằng một lưỡi cưa rất lớn – có thể lên tới gần 3m. Các dấu vết ở dưới đáy hộp được phát hiện và mô tả bởi nhà Ai Cập học tiên phong của thế giới Sir Flinders Petrie trong tác phẩm kinh điển “Các Kim tự tháp và đền thờ ở Giza”. Ông cũng mô tả một lỗi cắt đá để lại những dấu vết rõ ràng. Chúng ta không biết các lưỡi cưa được làm bằng chất liệu gì, liệu nó có răng hay là người thượng cổ đã sử dụng chất mài mòn nào đó hay không. Chiếc hộp đá này được cắt phẳng đến mức, nếu ta đặt cái thước kỹ thuật vuông góc lên bề mặt của nó rồi rọi đèn pin vào một mặt thước, thì ánh sáng không thể lọt được qua bên kia.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 7)
Đảo Elephantine, Aswan, Ai Cập. Chiếc hòm bằng đá granite nhiều ngàn năm tuổi được cắt gọt tinh vi vuông vức đến mức độ này. Không ai trong chúng ta có thể sử dụng công cụ bằng đồng để đục đẽo ra được tác phẩm tuyệt vời như thế. Người cổ xưa đã sở hữu công nghệ gì?
Ta dễ dàng nhận thấy những vết cưa này hoàn toàn không bình thường. Cùng với những bằng chứng rõ ràng khác khắp nơi trên cao nguyên Giza ta có thể khẳng định: công nghệ chế tác đá của người thượng cổ là hết sức tinh vi và hoàn hảo. Công nghệ đó xa lạ khác biệt và có nhiều mặt vượt trội hơn cả chúng ta ngày nay. Nói tóm lại, nó không phải là của chúng ta mà thuộc về những nền văn minh đã mất.
Bạn sẽ tìm thấy những vết cưa, trong đá bazalt, ở phía đông Kim tự tháp Lớn tại Giza. Chúng ta nên biết đá bazalt có độ cứng trên thang Moh là từ 4 tới 6, có nghĩa là tương đương đồng thau (có thể hơn). Do đó dùng đồng để cắt đá bazalt là không có hiệu quả. Vì thời đó không có sắt, do vậy các nhà khoa học đoán rằng những chiếc cưa hẳn đã được làm bằng đồng gắn lưỡi cưa kim cương. Nhưng thực tế là người ta chưa bao giờ tìm được bằng chứng nào của những chiếc cưa kiểu như vậy cả.




Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 1)
Khu phía đông của Kim tự tháp Lớn trên cao nguyên Giza nhìn từ trên cao. Vùng bôi màu vàng là nơi để bắt đầu tìm kiếm những dấu cưa trong đá.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 2)
Những dấu cưa trong đá bazalt ở khu phía đông của kim tự tháp Lớn. Nhìn cận cảnh.
Những tảng đá bazalt vỉa hè có độ dày bất thường, và đôi khi được mài tròn ở phía dưới cùng. Chúng được đặt trên đầu các khối đá vôi Tura tầng đá gốc bên dưới. Hình sau đây cho thấy các khối đá bazalt này đã được cắt sau khi được đặt vào đúng chỗ trên mặt đất.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 3)
Những gờ sắc nét và song song chứng tỏ trình độ kỹ thuật rất cao, lưỡi dao đã được giữ hết sức ổn định. Có vẻ việc cắt đá bazalt này không hề chậm chạp và khó khăn, bởi vì nếu vậy người xưa không bao giờ để lại những nhát cắt thừa phí rất nhiều thời gian công sức như thế. Những vết cắt thừa trông tương tự như vết cưa máy khi lỡ tay quệt phải. Những vết cắt như thế có thể thấy ở nhiều nơi. Nếu bạn tới đây và tìm thấy chỗ này, hãy nhìn xung quanh phía sau bạn về phía bắc – có nhiều vết cắt tương tự trong vòng 9m. Ở một chỗ bạn có thể tìm thấy những vết cắt song song thẳng đứng sát cạnh nhau.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 4) Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 5)
Ở một nơi khác gần đó, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vết cưa dài cắt qua khối đá cứng. Trong hầu hết các trường hợp, các dấu cưa rất thẳng và trơn láng, các mặt bên song song nhau hoàn hảo. Không hề có dấu vết của sự “nhảy” hoặc không ổn định thường thấy ở những vết cưa tay sử dụng lưỡi cưa dài, khi lưỡi cưa bắt đầu xâm nhập vào một vật liệu cứng.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 6)
Hộp đá granit trong Phòng vua, kim tự tháp Lớn tại Giza. Ảnh: Stephen S. Mehler, 2006. Chúng ta biết rằng chiếc “quan tài” (thực ra cả nó lẫn căn phòng cũng như cả kim tự tháp Lớn đều chưa từng chứa xác ướp nào cả) đã được cắt bằng một lưỡi cưa rất lớn – có thể lên tới gần 3m. Các dấu vết ở dưới đáy hộp được phát hiện và mô tả bởi nhà Ai Cập học tiên phong của thế giới Sir Flinders Petrie trong tác phẩm kinh điển “Các Kim tự tháp và đền thờ ở Giza”. Ông cũng mô tả một lỗi cắt đá để lại những dấu vết rõ ràng. Chúng ta không biết các lưỡi cưa được làm bằng chất liệu gì, liệu nó có răng hay là người thượng cổ đã sử dụng chất mài mòn nào đó hay không. Chiếc hộp đá này được cắt phẳng đến mức, nếu ta đặt cái thước kỹ thuật vuông góc lên bề mặt của nó rồi rọi đèn pin vào một mặt thước, thì ánh sáng không thể lọt được qua bên kia.
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4) - Tin180.com (Ảnh 7)
Đảo Elephantine, Aswan, Ai Cập. Chiếc hòm bằng đá granite nhiều ngàn năm tuổi được cắt gọt tinh vi vuông vức đến mức độ này. Không ai trong chúng ta có thể sử dụng công cụ bằng đồng để đục đẽo ra được tác phẩm tuyệt vời như thế. Người cổ xưa đã sở hữu công nghệ gì?
Ta dễ dàng nhận thấy những vết cưa này hoàn toàn không bình thường. Cùng với những bằng chứng rõ ràng khác khắp nơi trên cao nguyên Giza ta có thể khẳng định: công nghệ chế tác đá của người thượng cổ là hết sức tinh vi và hoàn hảo. Công nghệ đó xa lạ khác biệt và có nhiều mặt vượt trội hơn cả chúng ta ngày nay. Nói tóm lại, nó không phải là của chúng ta mà thuộc về những nền văn minh đã mất.
Kỹ thuật khoan lấy lõi thời cổ đại
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 1)
Phương pháp khoan lấy lõi (hay khoan bao tâm): lưỡi khoan có dạng ống tròn. Đây là kỹ thuật khoan khó, đòi hỏi lực khoan lớn và thân khoan phải được giữ rất ổn định. Tuy nhiên ở vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập cổ xưa, người ta đã tìm thấy nhiều lỗ khoan và lõi khoan dạng này trong đá cứng, có niên đại nhiều ngàn năm trước.
Để tạo ra những lỗ khoan lõi kiểu như vậy, rõ rằng cần phải có khai thác mỏ và luyện kim, sự chế tạo các mũi khoan, kinh nghiệm sử dụng vật liệu mài, kỹ thuật xoay tròn – bánh xe, và tất cả những thứ có liên quan với nó.
Nhiều nhà khoa học cho rằng những lỗ khoan này là do người hiện đại thực hiện. Tuy nhiên, những ý kiến này không được chấp nhận bởi theo các ghi chép lịch sử thì 1000 năm trước, đã có các văn bản miêu tả về những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn này.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 5)
Năm 1996, mảnh đá granite này được trưng bày tại Bảo tàng Cairo mà không có bất kỳ thông tin chú thích nào cả, có lẽ là miễn bình luận do nó quá kỳ dị. Các hình ảnh cho thấy những rãnh xoắn ốc. Dễ nhận thấy rằng chiều sâu và khoảng cách các rãnh tròn là đều đặn, được tạo ra bằng phương pháp khoan lấy lõi.
Vậy thì, những người sống trên vùng đất Ai Cập thời thái cổ làm thế nào tạo ra được các lỗ khoan nhẵn nhụi và tròn trịa đến như thế, nếu thời họ sống chưa phát minh ra kỹ thuật khoan bao tâm, và các công cụ đều làm bằng đồng?
Nhà Ai Cập học vĩ đại, sir Flinder Petrie cũng khẳng định rằng những người tiền Ai Cập cổ đã sử dụng máy khoan trong một số công trình và tác phẩm của họ.
Phương pháp khoan lõi đã được những người tại vùng đất Ai Cập thượng cổ sử dụng rất rộng rãi để chế tác đá cứng, nhiều khi chỉ để loại bỏ phần đá thừa trong các tác phẩm của họ. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật khoan cơ khí này là rất dễ dàng đối với chủng người bí ẩn ấy.
Tốc độ khoan 500 lần nhanh hơn máy khoan hiện đại
Khi xem xét kỹ các vết khoan để lại, rõ ràng thiết bị khoan bí ẩn ấy đã sử dụng một áp lực lớn ép xuống dưới. Khoảng cách giữa các rãnh khoan có thể được sử dụng để đo độ lớn của áp lực đã được áp dụng.
Petrie nói về điều này như sau: “Trên lõi đá granit, mẫu vật số 7, rãnh xoắn ốc của vết cắt tiến vào dần với tốc độ 0,25cm trong một tiết diện có chu vi 15cm, nghĩa là 1/60, là một tốc độ cắt thạch anh và fenspat đáng kinh ngạc”.
Tốc độ cắt của các thiết bị khoan hiện đại, nhà khoa học Chris Dunn tính toán được là 0,0005cm/vòng quay, cho thấy những người bí ẩn ở vùng đất Ai Cập ấy đã khoan vào đá granite với tốc độ khoan nhanh hơn 500 lần so với các máy khoan hiện đại.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 2)
Lỗ khoan bao tâm trong đá granite hồng, được tìm thấy tại “Đền thung lũng” Ai Cập. “Đền thung lũng” cùng với các kim tự tháp Giza có nhiều điểm khác biệt so với phần còn lại của Ai Cập cổ đại, cho thấy trình độ công nghệ cao hơn hẳn.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 3)
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 4)
Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.
“Những khoan hình ống này có độ dày khác nhau, có đường kính từ 6mm đến 13cm và dày từ 0,8mm đến 5mm. Lỗ khoan nhỏ nhất được tìm thấy trong đá granite có đường kính 5cm”.
“…Còn có một mẫu lớn hơn, ở nơi mà một cái nền đá vôi đã được đẽo gọt, bằng cách cắt nó ra bằng những ống khoan có đường kính khoảng 46cm; các rãnh tròn đôi khi giao nhau, chứng minh rằng nó đã được thực hiện chỉ đơn thuần là để loại bỏ phần đá thừa đó”.
Ngài W.M. Flinders Petrie, nhà Ai Cập học số 1 Anh quốc, 1883
Các nhà xây dựng cổ đại đã sử dụng một ống khoan lấy lõi để đục rỗng cái bồn đá trong “phòng Vua” của Kim tự tháp Lớn. Họ đã khoan và để lại một dấu khoan ống ở phần trên bên trong của cái bồn (vị trí mũi tên chỉ). Họ đã đánh bóng một chút xung quanh dấu khoan đó, nhưng nếu tới đó quan sát một cách cẩn thận, chúng ta vẫn nhìn thấy nó:
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 6)
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 7)
Các dấu vết trong cái hộp đá granite trong “Phòng vua” của kim tự tháp Lớn cho thấy lỗ khoan nằm ở góc trên phía đông cái hộp, sử dụng phương pháp khoan lấy lõi! Đây là một kỹ thuật cơ khí rất cao cấp.
Những gì bạn nhìn thấy trong hai bức ảnh dưới là những cái lỗ được tạo ra bởi một mũi khoan lấy lõi trong đá granite đỏ. Các vòng tròn màu xanh trên sơ đồ là nơi có thể nhìn thấy chúng trong các thanh dầm granite trên cao, tại Đền Thung lũng, gần tượng Nhân Sư:
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 8)Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 9)Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 10)
Hầu hết các cửa ở ngôi đền này vẫn còn dấu vết của các lỗ khoan. Dường như các lỗ khoan đã được sử dụng để đỡ trục xoay cho cửa ra vào, giống như bản lề.
Kỹ thuật cơ khí  siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 11)
Các vòng tròn trên ảnh này cho thấy một số chỗ mà du khách có thể tìm thấy các lỗ khoan đó.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 12)
Một bằng chứng nữa của kỹ thuật khoan lấy lõi ở Ai Cập tiền sử.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 13)
Dấu vết khoan lấy lõi trong đá basalt, sử dụng 2 lưỡi khoan tròn có bán kính khác nhau, tạo thành một cái ống. Niên đại ít nhất khoảng 5.000 năm. Được trưng bày tại viện bảo tàng Petrie.
Các dấu khoan trong lòng đá cứng khắp thế giới cổ xưa
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 14)Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 15)Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 16)
Morbihan, Pháp. Những phiến đá với những dấu khoan trên bề mặt.
Dấu khoan trên các phiến đá song song với nhau, cho thấy các tảng đá lớn đã được khoan để tách làm đôi.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 17)
Mnajdra, Malta. Hằng trăm lỗ khoan trang trí trên những khối đá. Có niên đại khoảng 6.000 năm.
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 18)
Tiahuanaco. Kiểm tra kỹ lưỡng khối đá trên, người ta thấy những dấu khoan cách đều nhau dọc theo chiều dài của vết cắt chính xác rộng 6mm này.
(còn tiếp)



4 nhận xét:

Máy Chế Biến Gỗ Quốc Duy nói...

Đúng là từ xưa giờ đã có nhiều kỹ sư giỏi rồi.
---------------anhpham------------------
Bán máy dán cạnh tốt nhất tại TPHCM

Unknown nói...

từ thời tiền sử đã có nhiều kỹ thuật viên giỏi
.........maygoquocduy............
Nhà cung cấp máy cưa bàn trượt 2 lưỡi và máy dán cạnh tự động tốt nhất tại tphcm

Máy Chế Biến Gỗ Quốc Duy nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Máy Chế Biến Gỗ Quốc Duy nói...

Những kỹ thuật này là nền tảng cho kỹ thuật sau này. thông tin rất hay. tks bạn nhé
-----------------------------------MayDanCanhGo------------------------------------
Bán máy dán cạnh tự động giá tốt nhất tại tphcm